Chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ các xu hướng và hành động xảy ra trong vài tháng qua. Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều khách hàng và hỏi về kinh nghiệm cũng như kế hoạch đầu tiên của họ trong việc giải quyết thực trạng này, ít nhất là đến khi thị trường du lịch “ấm” trở lại.
Và chúng tôi nhận thấy không chỉ tại Việt Nam mà đa phần các quốc gia khác trên thế giới đang chuyển sang loại du lịch nội địa (Domestic).
Điều này không có gì ngạc nhiên bởi đại dịch trên thế giới đang được thực hiện các kế hoạch ứng phó. Theo báo cáo của UNWTO, 100% các quốc gia đã áp dụng biện pháp hạn chế đi lại, 45% trong số đó ban hành lệnh cấm toàn bộ hoặc một phần đối với khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể làm được điều này một cách hiệu quả vì họ phụ thuộc quá nhiều vào việc đi lại bằng đường hàng không, hoặc quy mô thị trường nội địa quá nhỏ. Và mặc dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia đồng thời kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và chú trong thực hiện các phương án nhằm khôi phục và thúc đẩy thị trường nội địa sớm nhất, việc dồn nguồn lực của cả ngành vào phân khúc này dường như chưa đủ “đô”.
Hàng loạt các chiến dịch kích cầu du lịch được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" đã tạo một cú hích mạnh mẽ giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua tình trạng “thoi thóp” sau hơn 2 tháng “ngủ đông”. Thị trường ấm lại chưa lâu thì cuối tháng 7, đợt bùng phát dịch bất ngờ lần 2 đã thực sự tạo nên cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với Ngành Du lịch. Tính đến cuối tháng 7, trên 30.000 khách của 33 DN lữ hành tại Hà Nội hủy tour nội địa. Tại một số điểm du lịch, lượng khách có xu hướng giảm dần từ 20% đến 60% so với thời điểm trước khi có ca nhiễm Covid-19 mới tại Đà Nẵng. Công suất phòng khách sạn trên địa bàn tính chung chỉ đạt khoảng 12%.
Đáp án của đa số doanh nghiệp là giảm chi phí chung đồng thời tăng khối lượng tour. Trong đó, cách rõ ràng nhất để cắt giảm chi phí là sa thải nhân sự, nhưng với ít người hơn, bạn sẽ thiếu nguồn lực để đáp ứng được khối lượng công việc lớn. Vì vậy, hai mục tiêu này xuất hiện mâu thuẫn.
Chà, không nhất thiết!
Các công ty Lữ hành đã nhận ra rằng doanh nghiệp họ không thể duy trì lợi nhuận nếu không tối ưu hóa quy trình kinh doanh của mình.
Tại sao vậy?
Là một người lãnh đạo, bạn đã bao giờ suy nghĩ về quy trình của mình tốn kém như thế nào chưa? Hãy để chúng tôi cho bạn thấy một ví dụ thực tế từ một trong những khách hàng của chúng tôi, nơi 1 giờ làm việc trung bình của 1 Sales là 50.000 VNĐ (không tính hoa hồng), của 1 Điều hành 80.000 VNĐ và gửi đi ~900 báo giá hàng năm.
Như vậy, trong 2 giờ làm việc của 1 Sales và 1 Điều hành, hàng năm Doanh nghiệp đã tiêu 96.750.000 VNĐ. Nhưng hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh để tiết kiệm được một nửa số tiền đó mà theo phép tính trên, đó là 30.000 VNĐ cho mỗi báo giá hoặc 48.375.000 VNĐ mỗi năm.
Đây chỉ là một bảng so sánh ngắn và tổng quan về chi phí làm giảm làm việc của bạn. Ngoài ra, một số quy trình như báo cáo, thống kê, lưu trữ doanh thu, doanh số, báo cáo công nợ, tính lợi nhuận cũng là yếu tố gây cản trở không kém trong việc tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch. Trong hơn 12 năm đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các công ty lữ hành, chúng tôi đã nhận thấy nhiều hơn 50 vấn đề, bất cập trong quy trình quản lý và vận hành khiến lợi nhuận thu về chưa cao. Và, rất có thể, bạn cũng đang lãng phí tiền bạc cho quy trình vận hành doanh nghiệp hiện tại của mình.
Giai đoạn Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng do CoVid-19 gây ra đã thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch không chỉ suy nghĩ lại về chiến lược kinh doanh của mình mà còn tìm ra những lỗ hổng, những tài nguyên lãng phí bị bỏ quên và cơ hội để tối ưu triệt để. Phương thức bán hàng trên môi trường digital, các kênh truyền thông xã hội, quản trị và điều hành bằng phần mềm là điều tất yếu, là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận.
Tóm lại, cách tốt nhất để làm cho các hoạt động kinh doanh du lịch bền vững hơn là chuyển đổi số các quy trình. Cụ thể hơn, việc số hóa sẽ cho phép bạn tự động hóa đa số các công việc thủ công, từ đó cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu suất công việc và góp phần gia tăng lợi nhuận trên mỗi tour.
Dễ dàng nhận thấy, việc sử dụng nhiều công cụ khác nhau chỉ để hoàn thành một phần công việc như tính toán trên Excel, lưu trữ bằng giấy bút, bằng Word không còn bền vững nữa.
Ngược lại, tập trung hóa trong giao tiếp giữa khách hàng, đại lý và nhà cung cấp sẽ giải phóng rất nhiều thời gian của bạn, cho phép bạn tập trung vào việc cung cấp những giá trị gia tăng và trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
CoVid-19 buộc toàn bộ ngành công nghiệp không khói phải chuyển sang số hóa hoàn toàn - và điều này trở thành “bình thường mới”. Việc chuyển đổi có thể sẽ mất nhiều khá nhiều thời gian để thích nghi và duy trì cũng như đòi hỏi sự nỗ lực của cả doanh nghiệp. Nhưng, có một điều chắc chắn rằng - giữ nguyên mô hình và cách vận hành như hiện tại sẽ không cho phép doanh nghiệp của bạn phát triển và bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với tình hình hiện tại và tương lai.
Bằng cách chuẩn hóa và tối ưu toàn bộ quy trình làm việc trên một nền tảng, Phần mềm TravelMaster của chúng tôi cho phép các Doanh nghiệp du lịch - lữ hành giải quyết một khối lượng công việc lớn hơn với chi phí thấp hơn. Bạn đã sẵn sàng để trở thành chuyên gia trong việc tạo nên những trải nghiệm vô giá cho khách du lịch của mình? Bạn đã sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp với lợi nhuận bền vững? Hãy để VietISO chỉ cho bạn cách tối ưu lợi nhuận từ chính quy trình của doanh nghiệp!
Tin mới nhất
Tham gia danh sách email của chúng tôi để nhận tin tức mới nhất!